Đồ gốm Quân
Đồ gốm Quân

Đồ gốm Quân

Đồ gốm Quân hay Quân diêu (tiếng Trung: 鈞窯; bính âm: Jūn yáo; Wade–Giles: Chün-yao) là một loại đồ gốm Trung Quốc, một trong Ngũ đại danh diêu trong gốm sứ thời Tống. Mặc dù nổi tiếng nhưng nhiều điều về đồ gốm Quân cho tới nay vẫn chưa rõ ràng và là chủ đề tranh luận của các chuyên gia. Bao hàm trong thuật ngữ này là một số loại đồ gốm khác nhau, được sản xuất trong nhiều thế kỷ và ở một số địa điểm khác nhau, từ thời Bắc Tống (960–1127) qua thời Kim (1115–1234) tới thời Nguyên (1271–1368), và như đã trở nên rõ ràng hơn trong những năm gần đây thì còn kéo dài tới đầu thời Minh (1368–1644).[1][2]Một số đồ gốm trong số này là dành cho thị trường bình dân, đặc biệt là các loại đồ đựng/uống rượu, nhưng những đồ vật khác dường như được làm dành cho triều đình và được biết đến như là "đồ gốm Quân quan" (Quân quan diêu); chúng không được đề cập trong các tài liệu đương đại và niên đại của chúng vẫn còn gây tranh cãi. Chúng hầu hết là những chiếc bát hay chậu hoặc bồn để trồng các loại cây thân hành (như thủy tiên) hoặc chậu hoa với các giá đỡ phù hợp, có thể thấy trong nhiều bức họa vẽ các cảnh cung đình.[3] Sự đồng thuận gần như là đạt được, chủ yếu được thúc đẩy bằng việc diễn giải các cuộc khai quật tại các lò gốm, chia đồ gốm Quân thành hai nhóm: một nhóm lớn chủ yếu là đồ gốm tương đối bình dân và phổ biến, được làm với các hình dạng đơn giản từ thời Bắc Tống đến thời Nguyên (có chất lượng thấp hơn); và một nhóm hiếm hơn nhiều gồm các đồ gốm Quân quan được làm tại một khu vực duy nhất là Quân Đài (鈞台) dành cho cung đình vào thời Nguyên và đầu thời Minh.[3][4] Cả hai loại đều chủ yếu dựa vào việc sử dụng màu men xanh lam và tía để đạt được mục đích tạo ấn tượng trong các sản phẩm của chúng; nhóm thứ hai là các đồ vật với hình dạng cứng cáp dành cho những mục đích sử dụng có địa vị tương đối thấp, như chậu hoa và có lẽ cả những chiếc ống nhổ.Những hiện vật gốm Quân nổi bật và khác biệt nhất sử dụng màu men từ xanh lam đến tía, đôi khi pha lẫn màu trắng, được làm bằng tro rơm trong men.[4] Chúng thường thể hiện những "mảng màu" tía trên nền xanh lam, đôi khi xuất hiện như thể ngẫu nhiên mặc dù chúng thường được dự liệu và tính toán trước. Một nhóm khác có các "vệt" màu tía trên màu xanh lam,[3] người Trung Quốc gọi các vệt màu này là "giun bò trong bùn đất" (khưu dẫn tẩu nê, 蚯蚓走泥). Đây là một loại đồ sành có thanh thế lớn, được rất nhiều người ngưỡng mộ và thường được mô phỏng trong các thời kỳ muộn hơn. Nhưng màu sắc dao động từ màu nâu ánh lục sáng đến xanh lục, xanh lam và tía, với các màu như mai côi tử (tía mai côi), hải đường hồng (đỏ hải đường), thiên thanh (xanh da trời), nguyệt bạch (trắng trăng). Hình dạng chủ yếu là đơn giản, ngoại trừ đồ gốm quan, và các trang trí khác thường chỉ giới hạn ở các hiệu ứng men gốm.[3] Thông thường, các sản phẩm "dân dã" được vuốt trên bàn xoay gốm, nhưng những vật dụng gốm quan thì thường được đúc khuôn.Đồ gốm Quân là đồ sành theo phân loại phương Tây, và là đồ gốm "cao lửa" hay đồ sứ theo phân loại Trung Quốc, nơi mà loại hình đồ sành thường không được công nhận. Giống như các đồ gốm Nhữ có thanh thế hơn, chúng thường không được nung ở nhiệt độ cao trong khoảng nhiệt độ của đồ sành thông thường, và phần xương gốm vẫn có thể thấm nước.[4] Chúng tạo thành một "họ hàng gần" của nhóm rộng hơn là đồ gốm men ngọc miền Bắc hay đồ gốm xanh lục miền bắc Trung Quốc.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm Quân http://www.christies.com/salelanding/index.aspx?in... http://www.koh-antique.com/history/historysong.htm http://www.koh-antique.com/jun/jun.htm http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://libmma.contentdm.oclc.org/cdm/compoundobjec...